DELTASLEEP
Cuộc gặp gỡ của 3 nền văn minh
Tiếp nối hành trình tìm kiếm giấc ngủ tái tạo từ những nghiên cứu cổ xưa của Ấn Độ, nhân loại tìm thấy một thần dược: trái táo ta. Vị “toan táo nhân” được tìm trong các y văn của đời Hán từ cách đây tới 1.800 năm. Trong “Kim quỹ yếu lược” của đại danh y Trương Trọng Cảnh , toan táo nhân là chủ trị của bài thuốc dành cho người mất ngủ, tâm không an. Trong suốt hai thiên niên kỷ sau đó, toan táo nhân vẫn được hậu thế tiếp tục nghiên cứu và sử dụng, là thành phần "Nam dược trị Nam nhân" (Tuệ Tĩnh)
Cùng với khoa học phương Tây, phát hiện được Melatonin - một hormone được sản sinh ở tuyến tùng - có nhiệm vụ thông báo với cơ thể về giờ đi ngủ, hay còn gọi là “Nội tiết bóng đêm”.
Với Delta Sleep chúng tôi tin rằng, kết hợp thành tựu nghiên cứu của cả Đông và Tây Y, chúng tôi có thể đem lại giấc ngủ Delta cho khách hàng, giải quyết vấn đề giấc ngủ của thế kỷ XXI.
Từ một tri thức cổ đại
Chữ OM – một chữ thiêng của nhiều tôn giáo dưới chân dãy Himalaya, thực chất được tạo từ 4 phần, đại diện cho 4 trạng thái nhận thức của con người.
Trong đó, đã đề cập đến Sushupti. Đó là
giấc ngủ sâu, không mơ, nơi tâm trí được tách hòa toàn khỏi thế giới khách quan, khi cơ thể và tâm trí được tái tạo hoàn toàn.
Nhận thức này gần trùng khớp với các nghiên cứu gần 2.000 năm sau đó, khi các nhà khoa học sử dụng nhiều thiết bị đo sóng não để xác nhận rằng, giấc ngủ con người có chia làm 4 giai đoạn, trong đó có 2 giai đoạn ngủ nông (khi mới bắt đầu giấc ngủ).
Giai đoạn 3, khi con người ngủ sâu nhất và không mơ, cũng là lúc cơ thể, trí não được nghỉ ngơi hoàn toàn và tiết ra các hormone sinh trưởng.
Mất ngủ đang trở thành đại dịch?
Đó là câu hỏi được nêu ra bởi các nhà khoa học từ Đại học Warwick (Anh) và đại học Witwatersrand (Nam Phi) từ năm 2012. Trong bài báo khoa học của mình, họ sử dụng các kết quả khảo sát của WHO với 93,347 người tại 8 quốc gia. Trong đó, có đến 16.6% khẳng định mình gặp vấn đề về giấc ngủ.
Tỷ lệ tại Việt Nam cao hơn nhiều nước. WHO khảo sát gần 9,000 người tại huyện Ba Vì, Hà Nội, một vùng đa dạng về địa hình, sắc tộc và vị thế kinh tế của người dân. 37% phụ nữ và 28% nam giới bị khó ngủ vào ban đêm.
Trong số này có đến một nửa người nghèo (bị xếp hạng thấp nhất về vị thế kinh tế) khẳng định họ gặp vấn đề giấc ngủ. Và ngay cả với nhóm có điều kiện kinh tế (được WHO) xếp hạng cao nhất), cũng có đến 1/3 bị khó ngủ.
Đã có nhiều nghiên cứu khoa học về tình trạng mất ngủ, và khẳng định mối liên hệ của nó với sự gia tăng stress trong cuộc sống hiện đại. Lối sống phụ thuộc vào các thiết bị di động, môi trường gặp nhiều vấn đề ô nhiễm không khí, âm thanh và ánh sáng. Dù có phải đại dịch hay không, con người ngày càng khó đi vào giấc ngủ.